Tóm tắt kiến thức Toán lớp 2 cần nhớ dành cho học sinh ôn thi bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 2. Bao gồm cả phần số và hình học.
Kiến thức được chia thành các phần kèm ví dụ.
Tóm tắt
CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100,1000
1. Phép cộng
a) Một số lưu ý về phép cộng:
*) Khi ta đổi chỗ các số hạng trong một phép cộng thì tổng không thay đổi.
Ví dụ: 1 + 2 = 2 + 1 = 3.
*) Trong một phép cộng có nhiều hơn hai số hạng, ta thay hai hay
nhiều số hạng bằng tổng của chúng thì kết quả không thay đổi.
Ví dụ: 1 + 2 + 3 = (1 + 2) + 3 = 3 + 3 = 6.
b) Phép cộng có nhớ
Ví dụ: 23+18 = ?
3 cộng 8 bằng 11, viết 1, nhớ 1 ;
2 cộng 1 bằng 3, nhớ 1 bằng 4.
Kết quả đặt tính rồi tính phép cộng là:
c) Một số lưu ý
*) Một số lẻ cộng với một số lẻ thì tổng là một số chẵn.
*) Một số lẻ cộng với một số chẵn thì tổng là một số lẻ.
*) Một số chẵn cộng với một số chẵn thì tổng là một số chẵn.
2.Phép trừ
a) Phép trừ có nhớ
Ví dụ: 41-8 = ?
Ta thấy: 1 không trừ được 8, lấy 11 trừ 8 bằng 3, viết 3, nhớ 1.
4 trừ đi 1 bằng 3, viết 3.
Kết quả đặt tính rồi tính phép trừ là:
b) Một số lưu ý
*) Một số lẻ trừ đi một số lẻ thì hiệu là một số chẵn.
*) Một số lẻ trừ đi một số chẵn thì hiệu là một số lẻ.
*) Một số chẵn trừ đi một số chẵn thì hiệu là một số chẵn.
3. Phép nhân
– Tổng của n số hạng giống nhau thì bằng tích của một số hạng nhân với n.
Ví dụ: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 X 5 = 10.
4. Phép chia
Ví dụ: 6 : 2 = 3.
Trong phép chia trên, số chia là 2, số bị chia là 6, thương là 3.
5. Các số tròn chục, tròn trăm
a) Số tròn chục là số tận cùng là một chữ số 0.
b) Số tròn trăm là số tận cùng là hai chữ số 0.
6. Một phần mấy của một số
a) Chia hình tròn thành 2 phần bằng nhau, lấy 1 phần thì được một phần hai hình tròn, viết là: 1/2
b) Chia hình tròn thành 3 phần bằng nhau, lấy 1 phần thì được một phần ba hình tròn, viết là: 1/3
c) Chia hình tròn thành 4 phần bằng nhau, lấy 1 phần thì được một phần bốn hình tròn, viết là: 1/4
d) Chia hình tròn thành 5 phần bằng nhau, lấy 1 phần thì được một phần năm hình tròn, viết là: 1/5
HÌNH HỌC
a) Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó.
b) Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh hình tam giác đó.
c) Chu vi hình tứ giác bằng tổng độ dài bốn cạnh hình tứ giác đó.